![]() |
|
Hội đồng Chấp hành Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (HĐCH UNESCO) gồm 58 thành viên, là một trong các cơ quan điều hành quan trọng của UNESCO, chịu trách nhiệm hoạch định chính sách, xây dựng các kế hoạch hoạt động ngắn hạn và trung hạn, xây dựng các chương trình, ngân sách của UNESCO; đặc biệt có quyền bỏ phiếu chọn ứng cử viên Tổng Giám đốc UNESCO để Đại hội đồng UNESCO (ĐHĐ) thông qua.
Nguyên tắc bầu cử trong HĐCH là bỏ phiếu kín theo từng khu vực địa lý. Tại kỳ họp lần thứ 38 ĐHĐ UNESCO diễn ra từ 3-18/11/2015 tại Pháp, ĐHĐ bầu lại 30 quốc gia thành viên. Cuộc đua lần này đặc biệt căng thẳng và căng nhất là cuộc đua trong nhóm IV Châu Á- Thái Bình Dương (Việt Nam thuộc nhóm này), nhóm Va Châu Phi (13 nước tranh cử cho 7 ghế) và nhóm Vb các nước Ả-rập (8 nước tranh cử cho 4 ghế). Về nhóm IV Châu Á- Thái Bình Dương có 6 ghế và 8 nước tranh cử gồm: Afghanistan, Cộng hòa Hồi giáo Iran, Malaysia, Pakistan, Hàn Quốc, Samoa, Sri Lanka, Việt Nam.
Cuộc bầu cử căng thẳng đến mức Ban kiểm phiếu đã phải hoãn 2 lần công bố phiếu. Kết quả, vào nửa đêm ngày 11/11, rạng sáng 12/11/2015 theo giờ Việt Nam, Việt Nam đã được tuyên bố trúng cử HĐCH UNESCO nhiệm kỳ 2015-2019 với số phiếu rất cao:156 phiếu, đứng thứ hai trong các nước trúng cử nhóm IV là: Malaysia, Việt Nam, Hàn Quốc, Pakistan, Sri Lanka, Cộng hòa Hồi giáo Iran. Trong khi đó, tại nhóm Vb các nước Ả-rập vẫn chưa hoàn toàn ngã ngũ và ĐHĐ sẽ phải bỏ phiếu thêm vòng hai vào ngày thứ sáu 12/11/2015 để quyết định nước nào trúng cử trong hai nước Ả-rập Xê-út và Xu-đăng.
Việt Nam trở thành thành viên HĐCH UNESCO với số phiếu bầu cao thể hiện vị thế và uy tín ngày càng cao của đất nước trên trường quốc tế; đồng thời là sự ghi nhận của cộng đồng quốc tế đối với những đóng góp của Việt Nam đối với UNESCO. Đạt được số phiếu bầu trúng cử cao còn là kết quả của một quá trình vận động chính trị, ngoại giao hết sức tích cực và quyết liệt của chúng ta ở tất cả các cấp, trong và ngoài nước, tại UNESCO và trên các diễn đàn đa phương khác cũng như trong các quan hệ song phương.
Đây là lần thứ tư Việt Nam trúng cử thành viên HĐCH UNESCO. Ba lần trước diễn ra vào các năm 1978-1983, 2001-2005, 2009-2013. Trở thành thành viên HĐCH, Việt Nam có điều kiện tham gia chủ động, tích cực hơn trong các quyết sách của UNESCO, qua đó thể hiện và phát huy vai trò “thành viên tích cực của tổ chức, có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế”, đồng thời là cơ hội để không ngừng nâng cao vị thế, uy tín của ta, chủ động tích cực hội nhập quốc tế trên 5 lĩnh vực giáo dục, khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, văn hóa, thông tin-truyền thông, góp phần thực hiện thành công Nghị quyết 22 của Bộ Chính trị về Hội nhập quốc tế.
PV" alt=""/>Việt Nam trúng cử Hội đồng UNESCOBố mẹ muốn vợ tôi lấy chồng gần để tiện bề hỗ trợ, chăm lo. Ngoài ra, nhà thông gia giàu thì gia đình vợ cũng nương nhờ được đôi chút. Thế nhưng, vợ tôi cãi lời bố mẹ, lấy chồng nghèo lại còn phải tha phương cầu thực.
Tiền lương công nhân chỉ đủ cho vợ chồng tôi trang trải qua ngày, cố tiết kiệm cũng dư chẳng bao nhiêu. Đến lúc nuôi con nhỏ, cuộc sống gia đình càng thêm chật vật. Khổ nhiều nhưng vợ tôi luôn tỏ ra hạnh phúc, vui vẻ khi được sống với tôi. Điều đó khiến tôi cảm thấy vững lòng.
Thế nhưng, cuộc đời không hề yên ả như chúng tôi mong cầu. Tháng 11/2022, công ty của tôi quyết định cho gần 500 công nhân tạm nghỉ việc, trong đó có tôi. Lãnh đạo công ty động viên ra Tết sẽ tính toán lại nếu tình hình hoạt động khởi sắc hơn.
Thời gian tạm nghỉ ở công ty, tôi làm nhiều việc thời vụ, thậm chí còn phụ hồ, nhặt ve chai… Trong lúc này, công việc của vợ tôi khả quan hơn, cô ấy được làm tổ trưởng, lương cũng tăng lên.
Dù vậy, khoản thu nhập thiếu hụt từ khi tôi bị tạm nghỉ việc vẫn khó có thể lấp đầy. Cuộc sống thiếu trước hụt sau khiến vợ tôi trở nên căng thẳng. Tôi rất buồn nhưng cố trấn an, động viên cô ấy cố gắng cùng tôi vượt qua khó khăn.
Vừa rồi, chúng tôi về nhà vợ ăn Tết. Biết chuyện tôi thất nghiệp, bố mẹ vợ khó chịu ra mặt, chì chiết vợ tôi rất nhiều. Hết Tết, vợ chồng về TP.HCM với hy vọng được làm việc trở lại. Vậy nhưng, công ty gặp khó khăn, quyết định chấm dứt hợp đồng lao động với tôi.
Tôi hoang mang và buồn vô hạn khi nhận tin bị mất việc. Phải khó khăn lắm, tôi mới có thể chia sẻ việc này với vợ.
Nghe tin, vợ bật khóc. Cô ấy kể nhiều ngày qua bố mẹ liên tục gọi điện, giục con gái ẵm cháu ngoại về quê. Bố mẹ vợ bảo, người đàn ông theo đuổi vợ tôi vẫn chưa tái hôn. Đợt Tết vừa rồi, khi người đàn ông ấy sang nhà chúc Tết, bố mẹ vợ của tôi thăm dò, cố tình nói vợ tôi sống không hạnh phúc. Nghe vậy, người này cũng đánh tiếng chấp nhận rổ rá cạp lại với vợ tôi.
Vợ tôi còn nhấn mạnh: “Bố mẹ em nói anh vô dụng, bị đuổi việc. Em giải thích là do tình hình chung khó khăn. Thế nhưng, bố mẹ không tin, bắt em về quê lấy chồng khác”.
Tôi không hiểu vợ kể chuyện này với mình có ẩn ý gì không? Liệu cô ấy có nghe theo lời bố mẹ, chấp nhận bỏ tôi? Tôi phải làm sao để giữ lấy gia đình của mình trong khi tương lai quá mờ mịt?
Có lúc, tôi nghĩ mình nên buông tay để vợ có được tấm chồng giàu có. Thế nhưng, nghĩ đến con trai còn quá nhỏ, tôi không cam tâm.
Độc giả Thanh Nam
" alt=""/>Báo tin mất việc, chàng rể nghèo uất ức khi biết ý định của bố mẹ vợ